Chi tiết giải pháp và tài liệu

HIỂU RÕ HƠN VỀ VIỆC TÍCH HỢP HỆ THỐNG TRUYỀN THANH THÔNG MINH IP 4G VÀO HỆ THỐNG THÔNG TIN NGUỒN CỦA

HIỂU RÕ HƠN VỀ VIỆC TÍCH HỢP HỆ THỐNG TRUYỀN THANH THÔNG MINH IP 4G VÀO HỆ THỐNG THÔNG TIN NGUỒN CỦA

Việc tích hợp hệ thống truyền thanh thông minh IP 4G của Xã Phường vào hệ thống thông tin nguồn của tỉnh dựa vào "văn bản số 2455/BTTT-TTCS ngày 27/6/2023 và Phụ lục sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn nghiệp vụ về chức năng, tính năng kỹ thuật của Hệ thống thông tin nguồn trung ương và Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh - Phiên bản 2.0" Và ''công văn 5616/BTTTT-TTCS V/v sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn nghiệp vụ về chức năng, tính năng kỹ thuật của Hệ thống thông tin nguồn trung ương và Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh - Phiên bản 2.0.'

1. HỆ THỐNG TRUYỀN THANH THÔNG MINH IP CẤP XÃ/PHƯỜNG.

Hệ thống truyền thanh thông minh IP 4G cấp xã/phường là giải pháp hiện đại, sử dụng công nghệ IP và mạng 4G/Internet để truyền phát thông tin từ trung ương, tỉnh/huyện đến tận người dân.

- Hệ thống này thay thế hệ thống loa truyền thống bằng hệ thống loa IP kết nối không dây, giúp quản lý, vận hành từ xa, phát thanh theo lịch trình hoặc theo vùng.

- Ưu điểm nổi bật là chất lượng âm thanh rõ ràng, không bị nhiễu sóng, khả năng tích hợp với cổng thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng di động.

- Giải pháp này giúp cập nhật thông tin nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí vận hành và phù hợp với xu hướng chuyển đổi số trong truyền thông công cộng.

2. HỆ THỐNG THÔNG TIN NGUỒN CẤP TỈNH, TRUNG ƯƠNG  LÀ HỆ THỐNG NHƯ THẾ NÀO?

- Là trung tâm điều phối và quản lý thông tin : Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh đóng vai trò tổng hợp, biên tập và điều phối nội dung từ trung ương, địa phương và các ngành liên quan trước khi phát đến cấp huyện, xã.

- Từ hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh có thể kết nối và phân phối thông tin đa chiều, từ tài khoản tạo cho các xã thông qua mạng Internet, 4G sẽ điều khiển đến các bộ thu thông minh IP 4G của xã, đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán và chính xác.

Hệ thống thông tin nguồn của tỉnh tích hợp công nghệ số và quản lý từ xa :Ứng dụng công nghệ IP, AI, phần mềm quản lý từ xa giúp tự động hóa phát thanh, phân vùng phát thông tin theo khu vực, giảm nhân lực vận hành.

- Hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền: Giúp chính quyền tỉnh triển khai chỉ thị, chính sách, cảnh báo thiên tai, dịch bệnh, an ninh... đến địa phương nhanh chóng, kịp thời, hạn chế tin giả.

Hệ thống thông tin nguồn của tỉnh tích hợp với nhiều nền tảng truyền thông khác : Hệ thống có thể liên kết với cổng thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng di động, tạo hệ sinh thái truyền thông đa kênh, nâng cao hiệu quả tiếp cận thông tin cho người dân.

3. TẠI SAO PHẢI KẾT NỐI HỆ THỐNG TRUYỀN THANH THÔNG MINH IP 4G CẤP XÃ VÀO HỆ THỐNG THÔNG TIN NGUỒN CỦA TỈNH VÀ TRUNG ƯƠNG.

- Đảm bảo thông tin chính thống, nhất quán: Kết nối giúp đồng bộ nội dung từ trung ương, tỉnh đến xã, tránh thông tin sai lệch, đảm bảo người dân tiếp cận được thông tin chính xác, kịp thời.

- Truyền tải nhanh chóng, linh hoạt : Công nghệ IP 4G giúp truyền tải nội dung tức thời mà không cần qua nhiều cấp trung gian, hỗ trợ phát thanh theo vùng, theo nhóm đối tượng cụ thể. Tỉnh có thể phát trực tiếp nội dùng ra các trạm loa thông minh của các xã mà không cần qua xã.

- Tăng cường hiệu quả quản lý, điều hành : Chính quyền tỉnh, trung ương có thể giám sát, kiểm soát nội dung phát thanh từ xa, đảm bảo đúng định hướng, nâng cao hiệu quả tuyên truyền và cảnh báo khẩn cấp.

- Ứng dụng công nghệ số, tiết kiệm chi phí : Hệ thống giảm chi phí bảo trì, nhân sự vận hành so với loa truyền thống, đồng thời cho phép quản lý tập trung, phát thanh theo lịch trình hoặc theo yêu cầu.

4. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI KẾT NỐI THIẾT BỊ TRUYỀN THANH XÃ/PHƯỜNG VÀO HỆ THỐNG NGUỒN

- Hạ tầng mạng và công nghệ chưa đồng bộ: Một số địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vẫn chưa có hạ tầng mạng 4G, Internet ổn định để đảm bảo truyền tải thông tin liên tục. Công nghệ các thiết bị giữa các hãng khác nhau, hoặc cùng hãng nhưng các đời máy lại khác nhau. Nên việc kết nối cũng khó khăn khi không có sự thống nhất và đồng bộ.

Hệ thống thông tin nguồn của tỉnh, trung ương hiện nay thường làm sau khi mà hệ thống truyền thanh thông minh IP các xã đã lắp đặt được vài năm. Thậm chí nhiều tỉnh còn chưa hoàn thiện hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh, nên chưa có hệ thống nguồn để kết nối. Hoặc khi có hệ thống thông tin nguồn thì công nghệ lại thay đổi nên không thể kết nối thiết bị vào được.

- Hoặc khi đã hoàn thành việc kết nối thì lại có những công văn của bộ thay đổi cách vận hành, cách hoạt động… nên lại phải sửa lại hệ thống, gây ra gián đoạn trong việc kết nối.

- Chi phí đầu tư và vận hành cao: Việc triển khai hệ thống truyền thanh thông minh yêu cầu đầu tư lớn ban đầu (thiết bị IP, phần mềm quản lý, đào tạo nhân lực), chi phí duy trì nhiều do phải nạp sim 4G hàng năm, các chi phí vật tư sửa chữa cao hơn các loại hình khác, gây khó khăn cho ngân sách địa phương.

- Nhân lực kỹ thuật hạn chế: Cán bộ cấp xã có thể chưa quen với hệ thống quản lý kỹ thuật số, cần thời gian đào tạo và thích nghi với mô hình vận hành mới.

- Bảo mật và an toàn thông tin: Hệ thống kết nối qua Internet tiềm ẩn nguy cơ tấn công mạng, rò rỉ dữ liệu hoặc bị xâm nhập, đòi hỏi giải pháp bảo mật chặt chẽ để đảm bảo thông tin không bị lợi dụng.

5. CÁN BỘ TRUYỀN THANH XÃ/PHƯỜNG SẼ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO KHI HỆ THỐNG TRUYỀN THANH ĐƯỢC KẾT NỐI VỚI HỆ THỐNG THÔNG TIN NGUỒN.

- Trên hệ thống thông tin nguồn của tỉnh, sẽ tạo cho mỗi Xã/Phường 1 tài khoản sử dụng. Cán bộ truyền thanh xã/phường sẽ dùng tài khoản này để giám sát, vận hành hệ thống phát thanh thông minh IP 4G.

- Khi xã mua sắm thiết bị truyền thanh thông minh IP 4G thì có thể mua của bất kỳ đơn vị cung cấp nào cũng được, miễn là đáp ứng được điều kiện là tích hợp được vào hệ thống nguồn của tỉnh và vận hành được trên tài khoản của hệ thống thông tin nguồn của tỉnh.

- Tiếp nhận và kiểm duyệt nội dung phát thanh: Cán bộ truyền thanh xã/phường sẽ nhận nội dung phát sóng từ tỉnh, trung ương qua hệ thống phần mềm quản lý, kiểm tra và điều chỉnh phù hợp với tình hình địa phương trước khi phát thanh.

- Lập lịch phát thanh tự động hoặc theo yêu cầu: Sử dụng phần mềm để cài đặt lịch phát thanh cố định (tin tức, thông báo định kỳ) hoặc phát thanh đột xuất khi có chỉ đạo khẩn cấp từ cấp trên (thiên tai, dịch bệnh, an ninh...).

- Giám sát và điều chỉnh hệ thống từ xa: Cán bộ có thể theo dõi trạng thái hoạt động của loa IP, điều chỉnh âm lượng, kiểm tra tín hiệu qua máy tính hoặc thiết bị di động mà không cần trực tiếp đến từng cụm loa.

- Tích hợp và phát thanh thông tin địa phương: Ngoài nội dung từ tỉnh/trung ương, cán bộ có thể thu thập tin tức địa phương (cảnh báo, tuyên truyền, họp dân...), ghi âm hoặc phát trực tiếp qua hệ thống.

- Bảo trì, xử lý sự cố kỹ thuật:Phối hợp với đơn vị kỹ thuật để kiểm tra, bảo trì loa IP, hệ thống mạng và khắc phục lỗi nhanh chóng khi có sự cố như mất kết nối, lỗi phát sóng...

6. Kết luận.

Việc kết nối hệ thống truyền thanh thông minh IP 4G của cấp Xã/Phường vào hệ thống thông tin nguồn của tỉnh và trung ương đem lại rất nhiều ý nghĩa và lợi ích khác nhau:

- Đồng bộ và chính xác thông tin: Đảm bảo thông tin từ trung ương, tỉnh đến xã được truyền tải chính thống, nhất quán, hạn chế tin giả và sai lệch.

- Nhanh chóng, kịp thời và linh hoạt: Giúp truyền tải thông tin tức thời, đặc biệt là cảnh báo thiên tai, dịch bệnh, an ninh…, với khả năng phát thanh theo khu vực cụ thể.

- Tối ưu vận hành và tiết kiệm chi phí: Giảm nhân lực vận hành, quản lý từ xa thông qua phần mềm, thay thế hệ thống truyền thanh cũ, giảm chi phí bảo trì.

- Hỗ trợ chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả quản lý: Góp phần vào chuyển đổi số trong truyền thông, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của chính quyền, giúp người dân tiếp cận thông tin dễ dàng hơn.

 

Mọi thông tin liên quan tới việc tích hợp hệ thống truyền thanh thông minh IP của Xã/Phường vào hệ thống thông tin nguồn của tỉnh, trung ương nếu mọi người chưa biết có thể liên hệ : 0949 19 16 18 – Bùi Văn Khoa để được biết them chi tiết, rõ ràng hơn.