Chi tiết giải pháp và tài liệu

HỆ THỐNG TRUYỀN THANH SAU KHI SÁP NHẬP XÃ/PHƯỜNG VÀ BỎ CẤP HUYỆN SẼ NHƯ THẾ NÀO ?

HỆ THỐNG TRUYỀN THANH SAU KHI SÁP NHẬP XÃ/PHƯỜNG VÀ BỎ CẤP HUYỆN SẼ NHƯ THẾ NÀO ?

Năm 2025 thực hiện chỉ đạo của tổng bí thư, chúng ta sẽ bỏ cấp Huyện chỉ còn cấp tỉnh và cấp xã/phường. Ngoài việc bỏ cấp huyện- tức là bỏ đài truyền thanh cấp huyện, thì việc sáp nhập các xã/phường cũng là chủ trương mới của đảng và nhà nước. Vì vậy hệ thống truyền thanh cũng có nhiều thay đổi, gây ra các khó khăn trong việc mua sắm, vận hành, sửa chữa các đài truyền thanh sau khi bỏ huyện và sáp nhập xã.

1. Mô hình hệ thống phát thanh thông minh IP 4G trước khi bỏ cấp huyện.

Năm 2025 thực hiện chỉ đạo của tổng bí thư, chúng ta sẽ bỏ cấp Huyện chỉ còn cấp tỉnh và cấp xã/phường. Từ trước tới nay Đài Truyền Thanh cấp Huyện là chủ đạo trong việc quản lý, vận hành hệ thống truyền thanh trên toàn huyện.

- Về nội dung phát thanh : Đài huyện duy trì việc phát thanh hàng ngày, chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn các đài xã về nội dung, chương trình phát thanh.

- Về thiết bị truyền thanh : Đài Huyện quản lý, giám sát, trang bị, sửa chữa thiết bị truyền thanh cho cấp xã.

- Với đài cấp xã : thì vận hành, phát thanh khi có nội dung của xã, còn lại là tiếp âm các đài huyện, tỉnh, trung ương.

- Do còn hạn chế về nguồn lực nên đài cấp xã chưa thể tự mua sắm, sửa chữa các thiết bị truyền thanh được.

- Đây là mô hình chung của hệ thống truyền thanh trước khi bỏ cấp huyện :

2. Mô hình hệ thống phát thanh thông minh IP 4G sau khi bỏ cấp huyện.

- Sau khi bỏ cấp huyện thì đài truyền thanh cấp huyện cũng chính thức bỏ. Khi đó đài truyền thanh cấp xã sẽ tiếp quản nhiệm vụ của đài truyền thanh cấp huyện để lại. Và Đài truyền thanh cấp xã phải tự chủ trong mọi vấn đề của mình quản lý.

- Mô hình đài truyền thanh sau khi bỏ cấp huyện :

 

  - Nhìn vào mô hình, lúc này đài truyền thanh cấp xã sẽ tự chủ động tiếp âm các đài cấp trên, tự xây dựng nội dung phát thanh, tự quản lý và vận hành thiết bị phát thanh.

-  Trách nhiệm và năng lực cán bộ đài truyền thanh cấp xã cần được nâng cao để đáp ứng được yêu cầu mới, nhiệm vụ mới.

- Khi này cán bộ đài truyền thanh xã sẽ làm việc trực tiếp với cấp tỉnh để vận hành hệ thống truyền thanh, ở đây là vận hành trên hệ thống thông tin nguồn của tỉnh. Để vận hành, quản lý cho thống nhất và đồng bộ.

 

3. Mô hình hệ thống phát thanh thông minh IP 4G trước khi sáp nhập các xã.

- Ngoài việc bỏ cấp huyện- tức là bỏ đài truyền thanh cấp huyện, thì việc sáp nhập các xã/phường cũng là chủ trương mới của đảng và nhà nước.


- Chúng ta sẽ thấy mô hình đài truyền thanh cấp xã  trước khi sáp nhập như sau :

- Trước khi sáp nhập các xã thì chúng ta thấy các đài truyền thanh các xã hoạt động độc lập với nhau, các thiết bị truyền thanh các xã có thể cùng một nhà cung cấp, hoặc khác nhà cung cấp.

- Các đài truyền thanh xã chủ động về nội dung, thời gian phát, quản lý vị trí gắn bộ thu phát thanh.

4. Mô hình hệ thống phát thanh thông minh IP 4G sau khi sáp nhập các xã.

- Sau khi sáp nhập các xã lại thành một xã, ở đây có thể sáp nhập 2,3…10,15 xã lại thành một xã chẳng hạn. Khi đó thì chỉ còn giữ lại một trung tâm đài phát thanh, đài phát thanh các xã cũ sẽ bị loại bỏ.


- Lúc này xã mới sẽ vận hành thiết bị truyền thanh tất cả các xã chung một nội dung và thời gian. Việc bảo quản , sửa chữa thiết bị cũng do các bộ truyền thanh xã mới đảm nhận.

5. Các vấn đề phát sinh, khó khăn khi vận hành và quản lý hệ thống truyền thanh thông minh IP sau khi sáp nhập các xã

- Khi sáp nhập các xã lại thì các đài truyền thanh sẽ gặp các khó khăn, thuận lợi hay các phát sinh như thế nào ?

- Đầu tiên về thuận lợi thì sau khi sáp nhập sẽ giảm số cán bộ vận hành hệ thống truyền thanh. Lúc này chỉ cần 1 người có thể vận hành cho nhiều đài phát thanh các xã cũ trước sáp nhập.

- Các vần đề khó khăn , cũng xảy ra nhiều vấn đề phức tạp cần giải quyết :

+ Khó khăn thứ nhất là đài truyền thanh mỗi xã dùng một loại hình truyền thanh khác nhau, có nơi dung truyền thanh có dây, có nơi truyền thanh không dây FM, có nơi dùng truyền thanh thông minh IP 4G.

+ Giả sử các xã cùng dùng truyền thanh thông minh IP 4G, nhưng mỗi xã lại dùng một hãng sản xuất khác nhau, phần mềm vận hành khác nhau thì phải xử lý như thế nào?

+ Địa bàn rộng việc quản lý, sửa chữa, bảo trì thiết bị gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại. Do thiết bị ngoài trời nên sẽ gặp nhiều vấn đề chủ quan và khách quan mà gây ra hư hỏng.

+ Số lượng thiết bị phát thanh của một xã sẽ rất nhiều, chi phí sửa chữa cũng nhiều hơn trước đây, quản lý nắm bắt tình hình các trạm loa cũng là thách thức với cán bộ truyền thanh

6. Cách giải quyết các khó khăn sau khi sát nhập các xã.

- Với các khó khăn trên thì việc tìm giải pháp giải quyết cũng là bài toán nan giải .

- Với xã sau khi sáp nhập mà có nhiều loại hình phát thanh như có dây, không dây FM, truyền thanh thông minh IP 4G, thì cần chuyển về chung một hệ thống truyền thanh thông minh IP 4G để dễ quản lý từ xa hơn.

- Với xã đang dùng cùng hệ truyền thanh thông minh IP 4G mà dùng các hãng khác nhau thì sẽ có nhiều cách xử lý khác nhau, ví dụ như sẽ chuyển về cùng 1 hãng( cái này thì tốn chi phí), hoặc có thể gom các bộ số hóa về trung tâm để vận hành đồng bộ. Với vần đề này cần liên hệ SAIGONET- 0949 19 16 18 – Khoa để tư vấn cách làm cho phù hợp nhất.

 

7. Kết luận.

- Việc sáp nhập các xã đem lại nhiều lợi ích cho xã hội và là xu hướng phát triển hiện nay. Vì vậy chúng ta cần điều chỉnh lại hệ thống truyền thanh để phù hợp với xu hướng mới đó. Còn các khó khăn thách thức sẽ được giải quyết từ từ và hợp lý nhất có thể.

SAIGONET là đơn vị làm trong ngành phát thanh truyền hình nhiều năm, nhiều kinh nghiệm, sẽ hỗ trợ các đài truyền thanh xã/phường về việc vận hành, sửa chữa, đào tạo cán bộ truyền thanh sau khi sát nhập.

- Hãy liên hệ ngay với chúng tôi sau khi sáp nhập xã/phường xong mà gặp khó khăn trong vấn đề vận hành đài truyền thanh.